7Ball Link Vào 7Ball (Nhanh nhất, không bị chặn, nhận ngay 151K mở tài khoản):

✅ Link Đăng Ký 7Ball :

Cờ vây là bộ môn trí tuệ thú vị và cân não, giúp cho người chơi giải trí, rèn luyện trí não. Chính bởi sự thu hút của trò chơi này, mà ngày càng có nhiều người muốn học chơi. Nếu bạn là người mới chưa biết chơi và đang muốn tìm hiểu Cách chơi Cờ Vây thì hãy tham khảo ngay trong bài viết này của 7ballviet nhé!

Ý nghĩa ẩn chứa sau trò Cờ Vây

Một số kỳ thủ Cờ Vây thời cận đại bây giờ cho rằng bàn chơi Cờ Vây trông giống với một vũ trụ, vũ trụ này do 360 thiên thể hợp thành. Bàn cờ bao gồm 19 đường dọc, 19 đường ngang, có tổng cộng 361 điểm.

Các nét vẽ trong bàn cờ tương tự như “Lạc Thư”, với 361 giao điểm, 8 ngôi sao ám chỉ phương vị, 72 giao điểm dọc theo chu vi. Những điều này tương ứng với 360 ngày trong năm, 8 quẻ bát quái, và 72 loại thời tiết.

Ở trung tâm bàn cờ có một điểm dư là Thiên Nguyên, hay còn gọi là Thái Cực, đại biểu rằng đây là trung tâm của vũ trụ. 360 điểm còn lại cũng là số ngày trong năm âm lịch, được chia làm bốn phần, tượng trưng cho 4 mùa.

Bốn góc chính là 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Quân cờ có hình tròn với phần trên nhô lên, phần dưới bằng phẳng, phân biệt nhau bởi hai màu trắng và đen, cũng tượng trưng cho Âm và Dương. Có thể thấy bàn cờ này tượng trưng cho biến hóa của Trời và Đất. Ẩn sau trò Cờ Vây quả là một bầu trời triết lý thâm sâu

Hướng dẫn cách chơi cờ vây

Luật chơi và cách chơi cờ vây

Trong Cờ Vây, nhiệm vụ của người chơi là xây dựng lên những vùng đất cho mình. Nên nhớ tuy đều là trò chơi trí tuệ, nhưng cách chơi cờ vây khác hoàn toàn so với với cờ tướng và cờ vua như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Cờ vây chơi theo lượt thứ tự qua lại như các loại cờ khác, với mỗi lượt chơi, người chơi sẽ đặt 1 quân xuống bàn cờ. Người cầm quân đen được đi trước. Mục đích cuối cùng cờ vây là thu được càng nhiều “Đất” càng tốt.

“Đất” trong Cờ Vây được hiểu là:

  • Các khu vực ở trên bàn cờ mà được bao vây bởi quân mình hoàn toàn, hoặc bao vây bởi quân mình và các biên bàn cờ.
  • Số lượng “Đất” được là số giao điểm trống nằm ở trong khu vực mà mình bao vây, không phải tính theo quân cờ.

Nếu như không cần thiết, người chơi sẽ bỏ qua lượt chơi của mình, nhưng nếu cả 2 người chơi cùng bỏ qua lượt thì ván cờ sẽ kết thúc. Số điểm của người chơi được tính như sau: Số quân cờ bắt được + số đất mà bạn vây được. Sau khi tính toán, ai nhiều điểm hơn sẽ là người thắng.

Một lưu ý nữa trong cách chơi Cờ Vây, đó là một quân cờ khi được đặt xuống bàn cần phải có ít nhất 1 khí và sau đó không di chuyển nữa. Chơi cờ vây không được đánh quẩn, có nghĩa là không được đánh một nước đi lặp lại 1 trạng thái trước đây trên bàn cờ. Vậy khí là gì? Còn nhiều thuật ngữ khác nữa mà bạn cần nắm để có thể chơi được Cờ Vây, hãy tìm hiểu qua phần dưới.

Một số thuật ngữ trong cách chơi Cờ Vây mà bạn cần nắm rõ

Khí

Đây là các giao điểm trống mà nằm ngay cạnh quân cờ. Tức là mỗi quân cờ khi đứng giữa bàn thường sẽ được coi là có 4 “khí”, quân cờ đứng ở biên thì có 3 “khí”, đứng ở góc là 2 “khí”.

Nếu như một quân hoặc nhóm quân không còn “khí” nào, thì quân hoặc nhóm quân đó bị đối thủ bắt và được đưa ra khỏi bàn cờ. Trong trường hợp có một quân hay nhóm quân chỉ còn đúng 1 “khí”, có nghĩa là chúng đang bị đe dọa và sẽ bị đối thủ bắt ngay nước đi tiếp theo (hay còn gọi là “đả cật”).

Tự tử

Trong luật chơi Cờ Vây không cho phép chiếm nốt “khí” cuối của chính quân hoặc nhóm quân của bạn, trừ khi nó được dùng để bắt vài quân bao vây của đối thủ. Những quân chắc chắn đã chết rồi, cho dù chạy đến đâu cũng không thoát chết được gọi là quân “chết kỹ thuật”, được bỏ ra lúc hết ván.

Kiếp

Khi vây bắt một quân, đôi khi bên đen có thể chơi ở một điểm B, bắt bên trắng tại điểm A. Tiếp sau là lượt đi của bên trắng. Lúc này, bên trắng có thể đặt quân ở điểm A và bắt bên đen.

Việc này có thể dẫn đến quay trở lại tình huống ban đầu. Đây được gọi là “kiếp”. Không được lặp lại một trạng thái đã có trước đây ở bàn cờ, trừ khi hai người cùng nhường lượt đi.

Đe dọa kiếp

Nếu như bị “kiếp” trong tình huống quan trọng và đe dọa đến một nhóm quân lớn, người chơi có thể đặt quân vào những ô có thể “đả cật” được các đám quân lớn đối phương, thực tế là quân của bạn sẽ chết.

Lúc này đối phương phải chọn một trong hai trường hợp sau: Hoặc ăn đám quân lớn của bạn và bạn sẽ ăn đám lớn mà bạn vừa bao vây, hoặc phải ăn quân đó để cứu lấy đám quân của mình.

Tạo mắt

Khi một nhóm quân trong vùng đối phương không có đường thoát, để có thể sống được, nhóm quân đó cần tạo được ít nhất hai mắt nhỏ. Một mắt có 1 – 2 khí trống. Một mắt lớn có nhiều hơn hai khí có thể coi là một vùng đất.

Nếu chỉ muốn tạo 1 mắt lớn thì cần tạo trên 5 khí ở các góc và biên, trên 6 khí ở trung tâm. Lúc này sẽ có nhiều khả năng sống sót, bởi khi bị xâm nhập bạn sẽ dễ dàng tạo được mắt nhỏ.

Chấp quân

Người chơi Cờ Vây rất đa dạng về trình độ. Với người chơi giỏi hơn đối phương có thể chơi chấp quân với người kém hơn, kéo lại sự chênh lệch về trình độ. Với cách chơi Cờ Vây này cuộc chơi trở thú vị và công bằng hơn. Thường 9 quân là số quân chấp nhiều nhất, người chơi kém hơn sẽ chơi quân màu đen để đi trước.

Lời kết

Cầm, kỳ, thi, họa là bốn lĩnh vực rất được coi trọng, trong đó “Kỳ” ở đây chính là Cờ Vây. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được cách chơi Cờ Vây cơ bản cho người mới bắt đầu. Hãy học hỏi và rèn luyện bộ môn này nhiều hơn để bổ sung “kỳ” cho bản thân của mình nhé.